Skip to main content
Skip to main content.

Tòa Án Vị Thành Niên

Tòa Án Vị Thành Niên tập trung vào hai loại vụ việc khác nhau liên quan đến trẻ em dưới 18 tuổi (trẻ vị thành niên). Các vấn đề về Trường Hợp Ngược Đãi/Bỏ Bê Trẻ Vị Thành Niên Phụ Thuộc liên quan đến các vụ việc ngược đãi và/hoặc bỏ bê trẻ vị thành niên, trong khi các vấn đề về Tội Phạm Vị Thành Niên liên quan đến các vi phạm luật hình sự của trẻ vị thành niên. 

Thông báo

Vui lòng truy cập trang web COVID-19 riêng của Tòa Án để biết thông tin chi tiết về các dịch vụ tòa án hiện đang được cung cấp. 

Trẻ Vị Thành Niên và Luật

Có nhiều loại vụ kiện liên quan đến trẻ em chứ không chỉ bao gồm trường hợp ngược đãi/bỏ bê trẻ vị thành niên phụ thuộc và tội phạm vị thành niên. Các vụ kiện về quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con được đề cập trong phần Luật Gia Đình của trang web này.

Quyền giám hộ được đề cập trong phần Chứng Thực Di Chúc và thủ tục đổi tên được đề cập trong phần Tự Trợ Giúp.

Tội Phạm Vị Thành Niên

Nhấp vào các chủ đề và Câu Hỏi Thường Gặp (Frequently Asked Question, FAQ) dưới đây để biết thêm thông tin về Tội Phạm Vị Thành Niên.

Trong phần này, quý vị có thể tìm hiểu:

Trang web này cung cấp thông tin về Ban Tội Phạm Vị Thành Niên của Tòa Thượng Thẩm California, Quận Alameda.

Quý vị có thể nhận được thông tin về:

  • Quy Trình và Thủ Tục của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên
  • Tòa Án Chuyên Giúp Đỡ Trẻ Vị Thành Niên (Trẻ em dưới 18 tuổi)
  • Các Chương Trình dành cho Trẻ Vị Thành Niên Trước và Sau Khi Có Quyết Định Về Vụ Kiện
  • Các Nguồn Hỗ Trợ Cộng Đồng dành cho Trẻ Vị Thành Niên có Nguy Cơ

Những việc quý vị có thể thực hiện tại đây:

  • Xem biểu đồ về quy trình giải quyết vụ kiện phạm tội thông qua Tòa Án.
  • Liên kết đến các nguồn hỗ trợ khác để giúp đỡ trẻ vị thành niên và cha mẹ các em.

Những việc quý vị không thể thực hiện tại đây: 

  • Nhận dịch vụ tư vấn pháp lý
  • Điền hoặc nộp tài liệu bằng phương thức điện tử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên

Phần này có thông tin về: 

  • Chúng tôi là ai
  • Mục đích của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên
  • Người Trình Diện tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên

1. Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên là gì?

Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên là một bộ phận của Tòa Thượng Thẩm California, Quận Alameda, được tiểu bang giao trách nhiệm xét xử các vụ kiện liên quan đến trẻ vị thành niên có hành vi phạm tội. Các vụ kiện pháp lý tại tòa án này được mô tả trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế, bắt đầu từ Phần 602.

2. Mục đích của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên là gì?

Mục đích của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên đã được cơ quan lập pháp tiểu bang xác định trong Phần 202 Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế. Trong phần này của bộ luật, cơ quan lập pháp đã nêu rõ Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên phải thực hiện các hành động để bảo vệ và bảo đảm an toàn cho công chúng và trẻ vị thành niên đã liên lạc với Tòa. Theo dự kiến, thẩm phán của Tòa Án này sẽ cân bằng giữa lợi ích an ninh công cộng và bảo vệ công chúng, tầm quan trọng của việc khắc phục chấn thương cho nạn nhân và lợi ích cao nhất của trẻ vị thành niên. Sau khi thẩm phán đưa ra quyết định đó, Tòa Án sẽ can thiệp và kiểm soát tương lai của trẻ vị thành niên. Quyết định về loại dịch vụ chăm sóc, điều trị và định hướng mà trẻ vị thành niên sẽ nhận được phải cân nhắc đến lợi ích cao nhất của trẻ vị thành niên đó, buộc trẻ phải chịu trách nhiệm về hành vi và phù hợp với tình huống phạm tội. Định hướng có thể bao gồm hình phạt phù hợp với việc cải tạo để giúp trẻ vị thành niên trở thành người tuân thủ pháp luật và có ích cho gia đình và xã hội.

3. Người trình diện tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên là ai?

Nói chung, trẻ vị thành niên trình diện tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi tại thời điểm phạm tội theo luật định. Trong những năm gần đây, luật đã được điều chỉnh để quy định người từ 14 tuổi trở lên phạm một số tội nghiêm trọng nhất định có thể bị khởi tố tại tòa án hình sự cho người trưởng thành thay vì được xét xử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên.

Phần này có thông tin về:

  • Viên Chức Tư Pháp và nhân viên tòa án
  • Ủy Viên Công Tố Quận
  • Luật sư cho trẻ vị thành niên/cha mẹ
  • Thông dịch viên
  • Cán Bộ Quản Chế Trẻ Vị Thành Niên
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ
  • Quyền tiếp cận của công chúng đối với thủ tục tố tụng và hồ sơ

Nhân sự nào của tòa án tham gia Vụ Kiện về Tội Phạm Vị Thành Niên? 

Nhân viên trong phòng xử án gồm:

  • Chấp hành viên, là người duy trì trật tự trong phòng xử án trong khi tiến hành thủ tục tố tụng
  • Lục sự phòng xử án, là người lập văn bản tóm tắt diễn biến tại tòa và lưu giữ bộ hồ sơ giấy
  • Thư ký tòa, là người lập bản ghi chép chính xác từng từ của nội dung được phát biểu tại tòa

Ai là người khởi tố Vụ Kiện về Tội Phạm Vị Thành Niên? 

Tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên, Ủy Viên Công Tố Quận và các luật sư được ủy quyền của Ủy Viên Công Tố Quận sẽ đại diện cho người dân Tiểu Bang California. Những luật sư này sẽ đệ trình vụ kiện đối với trẻ vị thành niên bị cáo buộc phạm tội hình sự.

Ban Tội Phạm Vị Thành Niên của Văn Phòng Ủy Viên Công Tố Quận:

2500 Fairmont Drive, 3rd Floor, San Leandro, California 94578 Số điện thoại: (510) 667-4470.

Ai là người đại diện cho trẻ vị thành niên và gia đình trẻ?

Trẻ vị thành niên và cha mẹ trẻ có quyền có luật sư đại diện. Nếu trẻ vị thành niên không có khả năng thuê luật sư, Tòa Án sẽ chỉ định luật sư. Tại Quận Alameda, Văn Phòng Luật Sư Bào Chữa Công thường được chỉ định để đại diện cho trẻ vị thành niên. Nếu Luật Sư Bào Chữa Công không thể đại diện cho trẻ vị thành niên vì xung đột lợi ích (ví dụ: có nhiều trẻ vị thành niên bị cáo buộc một tội từ cùng một sự việc) thì luật sư riêng sẽ được chỉ định. Nếu có quyết định tại bất kỳ thời điểm nào rằng cha/mẹ của trẻ vị thành niên có thể chi trả phí thuê luật sư, Tòa Án có thể ra lệnh cho cha mẹ trẻ trả phí cho luật sư. Ban Tội Phạm Vị Thành Niên của Văn Phòng Luật Sư Bào Chữa Công đặt tại Trung Tâm Tư Pháp về Vị Thành Niên tại địa chỉ 2500 Fairmont Drive, San Leandro 94578.

Có sẵn thông dịch viên tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên không?

Luật yêu cầu Tòa Án phải cung cấp thông dịch viên cho trẻ vị thành niên khiếm thính hoặc không nói Tiếng Anh. Quý vị cần thông báo cho Tòa Án càng sớm càng tốt nếu cần thông dịch viên.

Vai trò của Cán Bộ Quản Chế Trẻ Vị Thành Niên là gì?

Cán bộ quản chế trẻ vị thành niên giữ nhiều vai trò trong Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên. Khi viên chức thực thi pháp luật bắt giữ trẻ vị thành niên, cán bộ quản chế sẽ ra quyết định có thả trẻ hay không. Dựa trên báo cáo của cảnh sát hoặc báo cáo phạm tội, cán bộ quản chế cũng khuyến nghị có nên nộp cáo buộc phạm tội (còn gọi là đơn kiến nghị) tại tòa án hay không.

Cán bộ quản chế có mặt tại tất cả các phiên xử để cung cấp cho tòa án thông tin về vụ kiện theo yêu cầu của tòa án. Nếu phát hiện trẻ vị thành niên đã phạm tội, cán bộ quản chế phải chuẩn bị nghiên cứu xã hội về trẻ vị thành niên, bao gồm cả khuyến nghị về việc chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ vị thành niên.

Cán bộ quản chế sẽ giám sát tất cả các trẻ vị thành niên bị quản chế, dù ở nhà hay nhà chăm sóc tập thể, khu trại hoặc cơ sở nhà ở khác. Phòng quản chế cũng điều hành và quản lý tất cả các cơ sở giam giữ trẻ vị thành niên ở địa phương. Để thực hiện một phần vai trò này, phòng quản chế trẻ vị thành niên đã xây dựng nhiều chương trình để góp phần chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ vị thành niên do họ quản lý.

Phòng quản chế có cơ sở tại Juvenile Hall, 2500 Fairmont Drive in San Leandro. Số điện thoại chung của phòng quản chế trẻ vị thành niên là (510) 667-4970. Tại đó, quý vị có thể tìm thêm thông tin, bao gồm cả tên của cán bộ quản chế được chỉ định để giám sát một trẻ vị thành viên cụ thể.  Để biết thêm thông tin về Phòng Quản Chế Quận Alameda, vui lòng nhấp vào đây.

Phòng Quản Chế Quận Alameda

Cha mẹ hoặc người giám hộ có phải tham dự các Phiên Xử của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên không?

Cha mẹ hoặc người giám hộ phải có mặt tại các phiên xử của tòa án về tội phạm vị thành niên. Tòa Án có thể sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ có mặt. Tuy nhiên, nếu thẩm phán tin rằng vì cha mẹ/người giám hộ không nên tham dự vì lợi ích cao nhất của trẻ vị thành niên hoặc cha mẹ hay người giám hộ gặp khó khăn đáng kể và thảo luận với Tòa Án thì họ sẽ được miễn tham dự một vài hoặc tất cả các phiên xử tại tòa.

Công chúng có quyền tiếp cận Phiên Xử Tội Phạm Vị Thành Niên và Hồ Sơ Tòa Án của Trẻ Vị Thành Niên không?

Nói chung, công chúng không được tham gia các phiên xử vị thành niên. Tuy nhiên, Tòa Án có thể cho phép các trường hợp ngoại lệ, nếu các bên đương sự có lợi ích trực tiếp và hợp lý trong một vụ kiện cụ thể. Nếu trẻ vị thành niên bị buộc tội phạm một số trọng tội nghiêm trọng nhất định tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên, công chúng có thể được phép vào phòng xử án. Vui lòng xem Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế (Welfare and Institutions Code, WIC) 707(b) để biết thông tin cụ thể.

Mặc dù luật cho phép công chúng tiếp cận trong trường hợp trên đây, nhưng trẻ vị thành niên có thể yêu cầu không cho phép công chúng và báo chí tham dự nếu có lý do hợp lý về việc tiếp cận đó sẽ khiến trẻ vị thành niên không thể có phiên tòa công bằng và khách quan. Nạn nhân cũng có thể yêu cầu không cho phép công chúng và báo chí tham dự khi họ làm chứng, đặc biệt nếu người đó là nạn nhân của hành vi phạm tội tình dục và dưới 16 tuổi. Mặt khác, nhân chứng có thể yêu cầu cho phép các cá nhân tham dự phiên tòa để hỗ trợ trong suốt thời gian nhân chứng làm chứng.

Luật về quyền tiếp cận hồ sơ tòa án của trẻ vị thành niên có danh sách hạn chế những người có quyền xem một số tài liệu nhất định. Những người khác không có tên trong danh sách có thể yêu cầu xem hồ sơ; tuy nhiên yêu cầu đó phải cho thấy lợi ích đối với công chúng sẽ bù đắp được tổn hại gây ra cho trẻ vị thành niên, nạn nhân, nhân chứng hoặc công chúng nói chung. Đối với một số trọng tội nghiêm trọng, cảnh sát có thể tiết lộ tên của trẻ vị thành niên nếu trẻ từ 14 tuổi trở lên.

Phần này có thông tin về:

  • Trẻ vị thành niên trải qua thủ tục tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành NIên như thế nào
  • Nhiều thủ tục khác nhau
  • Tòa án có những quyết định nào đối với việc chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ vị thành niên
  • Khác biệt giữa Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên và tòa án hình sự cho người trưởng thành
  • Các trường hợp trẻ vị thành niên có thể được đối xử như người trưởng thành

1. Vụ Kiện về Tội Phạm Vị Thành Niên được tiến hành như thế nào trong hệ thống tư pháp?

Dưới đây là sơ đồ quy trình trẻ vị thành niên sẽ trải qua trong hệ thống về Tội Phạm Vị Thành Niên. Quý vị sẽ thấy một số điểm quyết định và những phương án sẵn có tại các điểm này. 

2. Vụ Kiện về Tội Phạm Vị Thành Niên bắt đầu như thế nào?

Khi sĩ quan cảnh sát liên hệ với trẻ vị thành niên được cho là đã có hành vi phạm tội, sĩ quan cảnh sát đó có một số lựa chọn về cách giải quyết với trẻ vị thành niên đó, tùy thuộc vào điều mà sĩ quan đó cho là vì lợi ích cao nhất của trẻ và cộng đồng:

  • Thả ra sau khi khiển trách tại chỗ, tại sở cảnh sát hoặc tại Đơn Vị Tiếp Nhận Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên
  • Đưa trẻ vị thành niên đó đến chương trình cộng đồng hoặc Nơi Trú Ẩn cho Trẻ Em dành cho những trẻ em bị ngược đãi hoặc bỏ bê
  • Viết trát đòi hầu tòa và yêu cầu trẻ vị thành niên đó hoặc cha/mẹ trẻ trình diện trước cán bộ quản chế tại Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên
  • Đưa trẻ vị thành niên đó đến Đơn Vị Tiếp Nhận Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên

3. Tiếp nhận và điều tra

 Nếu trẻ vị thành niên được đưa đến Đơn Vị Tiếp Nhận Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên, cán bộ quản chế được chỉ định phải điều tra tình huống và thông tin thực tế xoay quanh tình huống trẻ tiếp xúc với cán bộ đó. Ngoại trừ các trường hợp tham chiếu bắt buộc phải đưa ra lời buộc tội chính thức, cán bộ quản chế cũng có một vài phương án sẵn có liên quan đến hành động cần thực hiện với trẻ vị thành niên đó. Cán bộ quản chế có thể:

  • Giải quyết vấn đề khi Tiếp Nhận -- khiển trách rồi thả ra. Nếu cán bộ quản chế quyết định không có hành động nào khác ngoài khiển trách trẻ vị thành niên hoặc giới thiệu trẻ vị thành niên đến các cơ quan và chương trình khác trong cộng đồng, cán bộ đó sẽ cân nhắc một vài tình tiết về sự việc và trẻ vị thành niên đó, cũng như liệu hệ thống về Tội Phạm Vị Thành Niên có phải là giải pháp thích hợp cho trẻ không.
  • Giám sát không chính thức trẻ vị thành niên. Một tùy chọn khác khi Tiếp Nhận là quản chế không chính thức trẻ vị thành niên. Khi thống nhất với trẻ vị thành niên và cha mẹ trẻ, cán bộ quản chế có thể đặt ra các điều kiện đối với hoạt động của trẻ. Các điều kiện có thể bao gồm đi học, tham gia các chương trình cộng đồng để góp phần cải thiện thái độ, hành vi và mối quan hệ, hạn chế đối với các hoạt động xã hội và cố vấn cho trẻ. Thời gian quản chế không chính thức thường kéo dài 6 tháng. Nếu trẻ vị thành niên đã thành công hoàn thành tất cả các yêu cầu khi kết thúc thời gian đó thì thời gian quản chế không chính thức sẽ chấm dứt. Nếu trẻ không thành công trong vòng 6 tháng đó, cán bộ quản chế có thể chuyển sang nộp đơn kiến nghị.
  • Chuyển để đưa ra lời buộc tội chính thức về vấn đề đó. Phương án cuối cùng là tiến hành đưa ra lời buộc tội chính thức, được gọi là "đơn kiến nghị". Vấn đề được chuyển tới Văn Phòng Ủy Viên Công Tố Quận để nộp đơn kiến nghị lên tòa án.

4. Vì sao trẻ vị thành niên được giam giữ lại tại Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên? 

Trong khi cân nhắc biện pháp cần thực hiện, cán bộ quản chế cũng phải ra quyết định liệu nên thả hay giam giữ trẻ vị thành niên đó tại Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên. Luật chỉ đạo cán bộ quản chế phải ngay lập tức thả trẻ vị thành niên về với cha mẹ, người giám hộ hoặc người thân chịu trách nhiệm trông nom ngoại trừ một hoặc nhiều lý do sau đây:

  • Trẻ vị thành niên đó không có cha/mẹ, người giám hộ hoặc người trưởng thành chịu trách nhiệm có khả năng hoặc sẵn sàng chăm sóc hoặc quản lý trẻ
  • Trẻ vị thành niên đó không có nhà hoặc phương tiện hỗ trợ
  • Nhà của trẻ vị thành niên đó không phù hợp và trẻ bị bỏ bê hoặc ngược đãi
  • Cần giám hộ liên tục để bảo vệ trẻ vị thành niên đó hoặc bảo vệ người khác hay tài sản
  • Trẻ vị thành niên đó sẽ bỏ trốn
  • Trẻ vị thành niên đó đã vi phạm lệnh của tòa án về vị thành niên
  • Trẻ vị thành niên đó gây nguy hiểm về thể chất cho người dân

Ngay cả trong trường hợp quyết định chuyển vấn đề đó sang Ủy Viên Công Tố Quận, cán bộ quản chế vẫn có thể chọn thả hoặc giữ trẻ vị thành niên đó. Nếu cán bộ quản chế quyết định thả trẻ vị thành niên đó để giám sát tại nhà, thì trẻ và cha mẹ, người giám hộ hoặc người trưởng thành chịu trách nhiệm phải ký văn bản cam kết sẽ trình diện và sẽ tuân thủ mọi điều kiện để được thả. Các điều kiện này tương tự với những điều kiện của giám sát không chính thức nhưng có thể giới hạn hơn. Thỏa thuận giám sát tại nhà có thể cho phép cán bộ quản chế đến thăm, lục soát nhà và phòng ngủ của trẻ vị thành niên, cũng như tịch thu tài sản làm bằng chứng trong vụ kiện.

Nếu đã có quyết định không thả, thì không thể giam giữ trẻ vị thành niên quá 48 giờ, không bao gồm những ngày tòa án không làm việc (cuối tuần và ngày nghỉ lễ). Tuy nhiên, có thể giam giữ trẻ vị thành niên lâu hơn nếu nộp đơn kiến nghị tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên hoặc nếu đưa ra lời buộc tội (khiếu nại) tại tòa án cho người trưởng thành.

5. Đơn Kiến Nghị về Tội Phạm Vị Thành Niên là gì?

Như đã nêu trên đây, nếu cán bộ quản chế quyết định cần đưa ra lời buộc tội đối với trẻ vị thành niên thì sẽ khuyến nghị với Văn Phòng Ủy Viên Công Tố Quận để đưa ra lời buộc tội chính thức. Đơn kiến nghị là một văn bản thường có tên, tuổi và địa chỉ của trẻ vị thành niên, các phần đã bị vi phạm của bộ luật, lời buộc tội là trọng tội hay tội nhẹ, tên và địa chỉ của cha mẹ hay người giám hộ, tuyên bố ngắn gọn về thông tin thực tế và trẻ vị thành niên đó đang bị giam giữ hay đã được thả ra.

Nếu trẻ vị thành niên bị giam giữ thì cần nộp đơn kiến nghị trong vòng 48 giờ kể từ ngày giam giữ.

6. Phiên Xử Quyết Định Tạm Thời Giam Giữ là gì?

Sau khi nộp đơn kiến nghị, phải tổ chức phiên xử về vấn đề liệu có nên tách trẻ khỏi gia đình không. Đối với những trẻ vị thành niên đã bị giam giữ, phiên xử thường được lên lịch vào ngày tòa làm việc tiếp theo sau khi nộp đơn kiến nghị.

Tòa án có thể bắt đầu phiên xử bằng cách thông báo cho trẻ vị thành niên lý do trẻ bị giam giữ, tính chất và kết quả của thủ tục tố tụng tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên và quyền được luật sư đại diện. Nếu trẻ vị thành niên đó chưa có luật sư, tòa án sẽ chỉ định luật sư, cho dù trẻ có đủ khả năng trả phí luật sư hay không. Nếu sau đó kết luận là cha mẹ của trẻ có tiền để trả phí luật sư thì cha mẹ có thể phải bồi hoàn phí đại diện cho quận.

Trẻ vị thành niên có quyền phản đối các lý do bị giam giữ theo nhiều cách. Trẻ có thể đặt câu hỏi cho những người đã chuẩn bị bằng chứng để ủng hộ việc giam giữ trẻ ban đầu và những người đã cung cấp thông tin trong suốt phiên xử quyết định tạm thời giam giữ. Trẻ cũng có thể gọi nhân chứng ủng hộ trẻ và xuất trình bằng chứng có liên quan của riêng trẻ. Chỉ cho mục đích của phiên xử này, tòa án phải giả định các lời buộc tội trong đơn kiến nghị là đúng.

Tòa án phải cân nhắc phương án sắp xếp thích hợp nhất cho trẻ vị thành niên, điều đó có thể đồng nghĩa với việc trẻ vị thành viên sẽ bị giám sát tại nhà hoặc tại Trung Tâm Giam Giữ Trẻ Vị Thành Niên. Nếu tòa án ra quyết định đưa trẻ rời khỏi nhà, quyết định đó phải dựa trên những cơ sở sau:

  • Trẻ vị thành niên đã vi phạm một lệnh trước đó của tòa án
  • Trẻ vị thành niên đã trốn khỏi cơ sở giam giữ tạm thời
  • Trẻ vị thành niên có thể bỏ trốn nếu được thả
  • Trẻ vị thành niên cần được bảo vệ vì môi trường ở nhà không an toàn, trẻ bị nghiện hoặc có nguy cơ bị nghiện, trẻ bị suy giảm sức khỏe tinh thần hoặc thể chất và những tình huống xoay quanh hành vi phạm tội bị cáo buộc cho thấy lý do xác đáng cần giam giữ trẻ.
  • Cần thiết để bảo vệ người khác hoặc tài sản.
  • Trẻ vị thành niên hoặc luật sư của trẻ có thể yêu cầu phiên xử lại. Điều này được cho phép nếu yêu cầu được đưa ra để xuất trình bằng chứng mới liên quan đến những lý do giam giữ tạm thời.

7. Phiên Xử Quyết Định về Đơn Kiến Nghị là gì?

Phiên xử về những lời buộc tội bị cáo buộc phải được lên lịch trong vòng 15 ngày tòa làm việc kể từ phiên xử quyết định tạm thời giam giữ nếu trẻ vị thành niên đã bị giam giữ hoặc trong vòng 30 ngày theo lịch sau phiên xử quyết định tạm thời giam giữ nếu trẻ vị thành niên đã được thả, trừ khi kéo dài thời hạn bằng cách từ bỏ yêu cầu này. Phiên xử có thể được tiếp tục; tuy nhiên, bên đương sự yêu cầu tiếp tục phải đưa ra lý do chính đáng để yêu cầu tiếp tục. Nói chung, không nên tiếp tục phiên xử và nếu được phép, ngày xử tiếp theo sẽ được thiết lập trong thời gian ngắn. Khi đưa ra quyết định này, thẩm phán sẽ cân nhắc nhu cầu có đủ thời gian của trẻ vị thành viên và cha mẹ của trẻ để chuẩn bị trình bày cho phía họ về vụ kiện.

Khi bắt đầu phiên xử quyết định về đơn kiến nghị, thẩm phán có thể đọc nội dung của đơn kiến nghị và giải thích. Một lần nữa, thẩm phán sẽ mô tả tính chất, các thủ tục và kết quả có thể có của phiên xử. Cha mẹ hoặc người giám hộ được thông báo là họ có thể phải chịu trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản tiền bồi thường và tiền phạt nào nếu trẻ vị thành niên được yêu cầu thanh toán. Sau đó, thẩm phán sẽ hỏi trẻ thừa nhận hay bác bỏ tính chính xác của những lời buộc tội.

Trẻ vị thành niên có thể quyết định không phản đối những lời buộc tội bị cáo buộc. Nếu quyết định như vậy, trẻ sẽ ký lời biện hộ đối với những lời cáo buộc đó, được gọi là thừa nhận tính chính xác của những lời buộc tội. Trong khi thực hiện thủ tục này, thẩm phán phải xác định liệu trẻ có hoàn toàn hiểu tính chất của những lời buộc tội và những hậu quả nếu trẻ thừa nhận những lời buộc tội đó hay không.

Nếu bác bỏ những lời buộc tội thì trẻ vị thành niên có thể phản đối những dữ kiện được Ủy Viên Công Tố Quận dùng làm bằng chứng. Như trong phiên xử quyết định tạm thời giam giữ, Ủy Viên Công Tố Quận sẽ xuất trình bằng chứng để biện hộ cho vụ kiện của mình và thông qua luật sư, trẻ vị thành niên có thể kiểm tra chéo nhân chứng, có thể mời nhân chứng của riêng mình và xuất trình bằng chứng của riêng mình và tranh luận về vụ kiện trước tòa án. Như trong tòa án cho người trưởng thành, trẻ vị thành niên có quyền giữ im lặng.

Thẩm phán sẽ ra quyết định liệu những cáo buộc trong đơn kiến nghị có đúng hay không. Trong hệ thống về tội phạm vị thành niên không có phiên tòa xét xử có bồi thẩm đoàn. Nếu kết luận những lời buộc tội là đúng (được chấp nhận) thì tòa án sẽ thiết lập một phiên xử để quyết định về những hành động thích hợp cần thực hiện để chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ vị thành niên đó. Nếu thẩm phán quyết định là những lời buộc tội đó không đúng thì đơn kiến nghị sẽ bị bác bỏ.

 8. Phiên Xử Quyết Định là gì?

Phiên xử này được thiết lập nếu những lời buộc tội được chấp nhận và có thể được tổ chức ngay. Hoặc một phiên xử sẽ được thiết lập trong 10 ngày nếu trẻ vị thành niên đang bị giam giữ hoặc 30 ngày kể từ ngày nộp đơn kiến nghị, trừ khi có thỏa thuận kéo dài thời hạn.

Trong Phiên Xử Quyết Định, thẩm phán sẽ quyết định đâu là cách giải quyết hoặc hành động thích hợp cần thực hiện để chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ vị thành niên, bao gồm cả hình phạt. Trước phiên xử, cán bộ quản chế phải chuẩn bị cho tòa nghiên cứu xã hội về trẻ vị thành niên đó. Nghiên cứu xã hội này sẽ bao gồm mọi thông tin phù hợp để đưa ra quyết định, bao gồm tiền sử gia đình và học tập, tiền án, lời khai của nạn nhân và các khuyến nghị. Bản tiền sử xã hội này phải được cung cấp cho tất cả những người liên quan trước Phiên Xử Quyết Định.

Tại phiên xử, bằng chứng được xuất trình liên quan đến cách đưa ra quyết định phù hợp. Nghiên cứu xã hội và bất kỳ thông tin có liên quan nào khác sẽ được cung cấp bởi Ủy Viên Công Tố Quận hoặc trẻ vị thành niên thông qua luật sư của trẻ để giúp thẩm phán đưa ra quyết định thích hợp. Nạn nhân cũng có thể trình bày lời khai bằng văn bản hoặc lời nói tại phiên xử.

Trong khi quyết định hành động cần thực hiện, thẩm phán phải xem xét:

  • Các biện pháp an toàn và bảo vệ cho cộng đồng
  •  Tầm quan trọng của việc khắc phục chấn thương cho nạn nhân
  • Lợi ích cao nhất của trẻ vị thành niên đó

Khi tất cả bằng chứng và thông tin đã được trình bày, tòa án có thể chọn:

  • Bỏ qua các kết luận của Phiên Xử Quyết Định về Đơn Kiến Nghị và bác bỏ vụ kiện, nếu thẩm phán nhận thấy rằng cần bác bỏ vì công bằng và phúc lợi của trẻ vị thành niên đó hoặc thấy rằng trẻ vị thành niên đó không cần điều trị hoặc cải tạo.
  • Phòng quản chế phải giám sát không chính thức trẻ vị thành niên trong 6 tháng
  • Để tòa án bảo trợ cho trẻ vị thành niên đó, điều đó cho phép tòa án thay thế cha mẹ trở thành người ra quyết định về việc chăm sóc, điều trị và định hướng cho trẻ. Trong trường hợp này, thẩm phán có thể có toàn quyền quản lý trẻ vị thành niên đó hoặc giới hạn phạm vi quản lý của cha/mẹ hay người giám hộ đối với trẻ.

Nếu trẻ vị thành niên được tòa án bảo hộ, thẩm phán có thể chọn đưa ra các quyết định (liệt kê theo mức độ nghiêm trọng):

  • Quản chế trẻ vị thành niên mà không có sự giám sát của cán bộ quản chế
  •  Cho trẻ vị thành niên về nhà để tiếp tục quản chế dưới sự giám sát
  • Quản chế trẻ vị thành niên dưới sự giám sát tại nhà của người thân
  • Sắp xếp cho trẻ vị thành niên ở cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng, cơ sở chăm sóc tập thể được cấp phép hoặc tổ chức tư nhân
  •  Gửi trẻ vị thành niên đến cơ sở giam giữ địa phương, khu trại hoặc trại huấn luyện của quận
  • Gửi trẻ vị thành niên đến Cơ Quan Quản Lý Thanh Thiếu Niên California

Nếu trẻ vị thành niên được đưa rời khỏi nhà và sắp xếp ở nhà người thân, cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng hoặc cơ sở chăm sóc tập thể, thì việc sắp xếp đó không được coi là hình phạt và sẽ có kế hoạch trong vụ kiện được xây dựng vì tương lai của trẻ vị thành niên và phải tiến hành xem xét định kỳ về quyết định sắp xếp đó. Nếu trẻ vị thành niên được sắp xếp tại cơ sở được bảo vệ, thẩm phán phải chỉ định thời gian giam giữ tối đa. Nếu gửi trẻ đến Cơ Quan Quản Lý Thanh Thiếu Niên California, thẩm phán đã quyết định rằng với tình hình tâm thần và thể chất của trẻ thì trẻ có thể hưởng lợi từ kỷ luật giáo dục cải tạo hoặc các chương trình khác do Cơ Quan Quản Lý Thanh Thiếu Niên cung cấp.

Nếu trẻ vị thành niên được quản chế, thẩm phán có thể thiết lập những điều khoản và điều kiện nhất định đối với trẻ. Những điều kiện này có thể hạn chế và cũng có thể yêu cầu trẻ phải từ bỏ một số quyền nhất định theo hiến pháp, miễn là hợp lý và phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Lệnh có thể yêu cầu trẻ:

  • Đi học mà không được tìm cớ xin nghỉ
  • Tham gia cố vấn cùng cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ
  • Tuân thủ lệnh giới nghiêm
  • Tuân thủ tất cả các luật
  • Đồng ý xét nghiệm cồn và chất gây nghiện
  • Thực hiện dịch vụ cho cộng đồng
  • Tham gia chương trình làm việc không lương
  • Giới hạn những người trẻ có thể gặp
  • Đình chỉ hoặc giới hạn đặc quyền lái xe
  • Trả tiền bồi thường cho nạn nhân hoặc nộp tiền phạt
  • Chấp nhận bị lục soát mà không cần trát của tòa

Trong trường hợp lệnh yêu cầu trẻ vị thành niên trả tiền bồi thường hoặc nộp tiền phạt, người có quyền giám hộ và quản lý chung hoặc duy nhất về mặt pháp lý hoặc thân thể đối với trẻ được coi là người chịu trách nhiệm thanh toán số tiền bồi thường và tiền phạt.

9. Điều gì có thể xảy ra sau Phiên Xử Quyết Định?

Có thể lên lịch một số thủ tục khác cho trẻ vị thành niên sau khi có quyết định về vụ kiện.

  • Kháng Cáo: Nếu không hài lòng với kết quả của quy trình hoặc cảm thấy các quyền của mình bị vi phạm, trẻ vị thành niên có thể kháng cáo vụ kiện lên Tòa Phúc Thẩm thông qua luật sư của mình. Nếu trẻ muốn tiến hành, Thông Báo Kháng Cáo phải được nộp trong vòng 60 ngày kể từ khi có lệnh được ban hành hoặc kể từ ngày diễn ra phiên xử quyết định. Ủy Viên Công Tố Quận cũng có thể kháng cáo phán quyết trong những trường hợp cụ thể.
  • Yêu Cầu Bỏ Qua Lệnh của Tòa Án: Trẻ vị thành niên cũng có thể yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc hủy bỏ qua lệnh. Yêu cầu này phải dựa trên cơ sở thay đổi tình huống hoặc có bằng chứng mới.
  • Sắp Đặt Hạn Chế Hơn Nếu không thực hiện đúng như sắp đặt theo lệnh, trẻ vị thành niên có thể được gửi trả lại tòa và có thể có sắp đặt hạn chế hơn được yêu cầu. Nói chung, trường hợp này sẽ xảy ra khi trẻ vị thành niên không tuân thủ các điều khoản và điều kiện quản chế.
  • Yêu Cầu Niêm Phong Hồ Sơ Tòa Án về Vị Thành Niên: Trẻ vị thành niên có thể yêu cầu tòa án niêm phong hồ sơ vị thành niên của mình. Trẻ có thể đưa ra yêu cầu sau 5 năm kể từ khi xảy ra vụ việc hoặc tại bất kỳ thời điểm nào sau khi trẻ đủ 18 tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ vị thành niên hoặc cán bộ quản chế có thể kiến nghị tòa án niêm phong hồ sơ bắt giữ, bộ hồ sơ tòa án, hồ sơ quản chế và thêm hồ sơ của bất kỳ cơ quan nào khác có thể có hồ sơ liên quan đến vụ kiện. Yêu cầu này phải được gửi đến phòng quản chế. Cán bộ quản chế sẽ quyết định liệu người đó có đủ điều kiện để kiến nghị với tòa án hay không, lập và nộp đơn kiến nghị, chuẩn bị báo cáo cho tòa án, đặt vấn đề cho phiên xử và thông báo cho Văn Phòng Ủy Viên Công Tố Quận. Thẩm phán sẽ xem xét đơn kiến nghị và báo cáo, sau đó quyết định về yêu cầu dựa trên cơ sở các tình tiết cụ thể, bao gồm loại lời buộc tội, trẻ vị thành niên đã hoàn tất sắp đặt đó và đã được cải tạo hay chưa, cũng như có bất kỳ tranh tụng dân sự nào đang chờ giải quyết dựa trên vụ việc đó hay không.

 10. Khác Biệt giữa Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên và Tòa Án Hình Sự cho Người Trưởng Thành là gì?

Theo góc độ quy trình, bảng sau đây trình bày tổng quan về khác biệt giữa Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên và Tòa Án Hình Sự cho người trưởng thành.

  Tòa Án Hình Sự Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên
Mục đích chung của thủ tục tố tụng Để quyết định có tội hay vô tội. Để trừng phạt người phạm tội và bảo vệ xã hội. Để xác định tính chính xác của những lời buộc tội trong đơn kiến nghị. Lệnh tuyên bố trẻ vị thành niên được bảo trợ không phải là kết án phạm tội. Để bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi cho trẻ vị thành niên. Để trừng phạt và buộc trẻ phải chịu trách nhiệm phù hợp với việc cải tạo.
Người là đối tượng của thủ tục tố tụng Bị cáo Trẻ vị thành niên
Tài liệu để bắt đầu thủ tục tố tụng Đơn khiếu nại Đơn kiến nghị
Phiên xử thứ nhất Phiên buộc tội (đối với bị cáo bị hoặc không bị bắt giam) Phiên xử quyết định tạm thời giam giữ (đối với trẻ vị thành niên được giam giữ); phiên xử ban đầu thứ nhất cho những trẻ không được giam giữ.
Bảo lãnh Có thể áp dụng Không áp dụng
Thương Lượng Thú Tội Thường được thực hiện Thường được thực hiện
Tìm hiểu thực tế Phiên tòa Phiên xử quyết định về đơn kiến nghị
Quyền được bồi thẩm đoàn xét xử Có, trong nhiều trường hợp Không
Quyền có luật sư được chỉ định Có, dành cho bị cáo gặp khó khăn Có, dành cho trẻ vị thành niên gặp khó khăn hoặc cha mẹ trẻ từ chối thanh toán
Phán quyết Tuyên án có tội hoặc không có tội Lời buộc tội được chấp nhận hoặc không chấp nhận
Kết quả Bản án Sắp đặt
Bị giam giữ Rất ít nguồn hỗ trợ để chuyển sang cải tạo Nhiều nguồn hỗ trợ để chuyển sang cải tạo
Tính cả thời gian giam giữ tại nhà hoặc nơi không được bảo vệ

11. Khi nào trẻ vị thành niên được đối xử như người trưởng thành?

 Nói chung, quy trình được mô tả trên đây nêu ra quá trình trẻ vị thành niên trải qua Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên. Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ đáng kể về cách hệ thống đối xử với trẻ vị thành niên bị buộc tội hình sự. Trong cả hai trường hợp, trẻ vị thành niên không trải qua quy trình trong hệ thống về tội phạm vị thành niên mà thay vào đó được chuyển sang tòa án cho người trưởng thành.

• Nộp Hồ Sơ Trực Tiếp

Trong năm 2000, cơ quan lập pháp tiểu bang và các cử tri của California đã thay đổi phương thức để hệ thống xử lý một số trẻ vị thành niên nhất định. Sau khi tiếp nhận và sàng lọc, cán bộ quản chế sẽ điều tra các tình huống xoay quanh trẻ vị thành niên bị cáo buộc có tội và chuyển vụ kiện để nộp hồ sơ, Văn Phòng Ủy Viên Công Tố Quận có thể chọn đưa ra lời buộc tội trực tiếp tại tòa án hình sự cho người trưởng thành.

Các tình tiết mà ủy viên công tố phải cân nhắc khi ra quyết định này là liệu trẻ vị thành niên đó có thuộc các trường hợp sau hay không:

  1. Trước đó đã được tuyên bố bị tòa án giam giữ vì trọng tội
  2. Ít nhất 14 tuổi khi phạm tội
  3. Đã có hồ sơ trước đó và ít nhất 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm xảy ra vụ việc mới
  4. Lời buộc tội hiện tại là:
  • Giết người cấp độ một
  • Cố ý giết người có kế hoạch
  • Có tình tiết tăng nặng là bắt cóc, trong đó hình phạt là tù chung thân
  • Một số trọng tội nghiêm trọng trong đó trẻ vị thành niên đã nổ súng
  • Một số hành vi phạm tội tình dục có sử dụng vũ lực

Nếu vụ kiện được nộp lên tòa án cho người trưởng thành, trẻ vị thành niên đó sẽ là đối tượng áp dụng tất cả các đạo luật, thủ tục và quyền của người trưởng thành. Trong đó có thể bao gồm một loạt các hậu quả mà người trưởng thành sẽ phải nhận nếu phạm tội tương tự. Tuy nhiên, khi kết thúc vụ kiện, thẩm phán có thể quyết định trẻ vị thành niên nên nhận được sắp đặt dành cho trẻ vị thành niên nếu sắp đặt đó đảm bảo công bằng và việc trẻ vị thành niên bị kết án sẽ bảo vệ cộng đồng.

• Phiên Xử Thẩm Định

Sau phiên xử quyết định tạm thời giam giữ và trước phiên xử quyết định về đơn kiến nghị, Ủy Viên Công Tố Quận có thể yêu cầu phiên xử quyết định liệu trẻ vị thành niên có phải là đối tượng phù hợp và thích hợp để được xử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên hay không. Cơ sở để đưa ra yêu cầu giải quyết vấn đề này là mức độ nghiêm trọng của lời buộc tội và độ tuổi của trẻ vị thành niên tại thời điểm phạm tội.

Cán bộ quản chế phải điều tra và cung cấp cho tòa án báo cáo về mẫu hành vi và tiền sử xã hội của trẻ vị thành niên có thể được cân nhắc để quyết định liệu trẻ có thích ứng với việc chăm sóc, điều trị và các chương trình được cung cấp trong hệ thống về tội phạm vị thành niên hay không. Cán bộ quản chế cũng phải đưa ra khuyến nghị cho tòa án về mức độ phù hợp của trẻ vị thành niên. Báo cáo này cũng phải được cung cấp cho tất cả các bên liên quan đến vụ kiện.

Tại phiên xử, thẩm phán phải xem xét báo cáo quản chế cũng như mọi bằng chứng hoặc thông tin do cả Ủy Viên Công Tố Quận và luật sư của trẻ vị thành niên trình bày. Khi đó, tòa án phải ra quyết định trên cơ sở trẻ có thích ứng với việc chăm sóc, điều trị và các chương trình được cung cấp trong hệ thống về tội phạm vị thành niên không. Khi ra quyết định này, tòa án phải cân nhắc những tiêu chí sau đây:

  • Mức độ phức tạp của hành vi phạm tội
  • Liệu có thể cải tạo trẻ trước khi kết thúc quyền tài phán của Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên không
  • Tiền án của trẻ vị thành niên
  • Kết quả những lần nỗ lực cải tạo trẻ vị thành niên trước đây
  • Tình huống và mức độ nghiêm trọng của những lời buộc tội hiện tại

Nếu thẩm phán kết luận trẻ vị thành niên phù hợp để được xét xử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên thì quy trình sẽ chuyển tiếp sang Phiên Xử Quyết Định về Đơn Kiến Nghị. Nếu thẩm phán kết luận trẻ vị thành niên không phù hợp để được xét xử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên, tòa án sẽ bác bỏ đơn kiến nghị và gửi trẻ sang tòa án cho người trưởng thành. Ủy Viên Công Tố Quận sẽ bắt đầu quy trình tại tòa án hình sự cho người trưởng thành bằng cách nộp đơn khiếu nại. Khi đó, trẻ vị thành niên sẽ trở thành đối tượng áp dụng tất cả các đạo luật, thủ tục và quyền tại tòa án hình sự cho người trưởng thành. Trẻ vị thành niên cũng có thể nhận bản án như người trưởng thành đối với hành vi phạm tội tương tự. Trong một số trường hợp, trẻ vị thành niên có thể đủ điều kiện để thụ án tại Cơ Quan Quản Lý Thanh Thiếu Niên California.

• Có Thể Dừng Lệnh Từ Phiên Xử Thẩm Định Không?

Không được kháng cáo lệnh được ban hành từ phiên xử thẩm định. Để được xem xét kháng cáo, bên đương sự đó phải yêu cầu trát dừng tiếp tục quy trình. Để bắt đầu quy trình xin trát, trẻ vị thành niên phải nộp đơn xin trát trong vòng 20 ngày kể từ ngày trẻ trình diện lần đầu theo đơn khiếu nại. Ủy Viên Công Tố Quận cũng có thể xin trát phản đối phán quyết của thẩm phán rằng trẻ vị thành niên phù hợp để được xét xử tại Tòa Án về Tội Phạm Vị Thành Niên.

Làm sao tôi biết mình có đủ tiêu chuẩn nhận dịch vụ pháp lý miễn phí không?

Các dịch vụ pháp lý miễn phí dành cho những người đủ tiêu chuẩn sẽ do Hiệp Hội Dịch Vụ Pháp Lý Quốc Gia (ví dụ: Hiệp Hội Trợ Giúp Pháp Lý và Tổ Chức Dịch Vụ Pháp Lý). Những người bị cáo buộc phạm tội không đủ tiền để trả phí thuê luật sư có thể yêu cầu hoặc xin giúp đỡ miễn phí từ Văn Phòng Luật Sư Bào Chữa Công. Nếu nghĩ rằng mình đủ tiêu chuẩn, quý vị có thể yêu cầu được giới thiệu tới Văn Phòng Luật Sư Bào Chữa Công khi trình diện tại tòa lần đầu. Để biết thêm thông tin, quý vị có thể liên hệ Văn Phòng Luật Sư Bào Chữa Công ở Quận Alameda theo số: (510) 670-5086 ở Phía Nam Quận hoặc (510) 268-7474 ở Phía Bắc Quận.

Các liên kết trợ giúp pháp lý tại địa phương

Các liên kết hữu ích khác 

  1. Hội Đồng Tư Pháp
  2. Văn Phòng Hành Chính Tòa Án California - Dogbook
  3. Văn Phòng Hành Chính Tòa Án California, Trung Tâm Gia Đình, Trẻ Em và Tòa Án
  4. Tìm Luật - Nghiên cứu pháp lý miễn phí về đầy đủ các vấn đề pháp lý.
  5. Văn Phòng Giáo Dục Quận Alameda
  6. CASA (Nhân Viên Hỗ Trợ Đặc Biệt Do Tòa Án Chỉ Định) của Quận Alameda
  7. Chương Trình Kỹ Năng Sống Độc Lập của Quận Alameda

1. Các Quy Tắc và Mẫu Đơn trên Toàn Tiểu Bang: Hội Đồng Tư Pháp California

Trên trang web của Hội Đồng Tư Pháp California, quý vị có thể tìm:

2. Các Quy Tắc và Mẫu Đơn Địa Phương: Tòa Thượng Thẩm California, Quận Alameda

Unless authorized by statue, persons must petition the court to inspect a Juvenile Record. The Juvenile Court limits access to juvenile court records in accordance with California Rule of Court 5.552, and Welfare and Institution Code section 827. Juvenile court records may not be obtained or inspected by civil or criminal subpoena. Therefore, no information can be released over the telephone because photo identification cannot be verified, and this would include acknowledging that a juvenile case matter or file is on record.

If you are not authorized by Welfare and Institutions Code sections 828 and California Rule of Court 5.552, you must Petition the Presiding Judge of the Juvenile Court for access to police reports.

The required forms are: Petition to Obtain Report of Law Enforcement Agency (JV-575) and Notice to Child and Parent/Guardian re: Release of Juvenile Police Records and Objection (JV-580).

Fill out form JV-575, Petition to Obtain Report of Law Enforcement Agency. Print legibly and complete all relevant fields of the form. Indicate the name of the police department from whom you are requesting the report and the report number. Describe in detail the reason why you believe the records exist, how you intend to use them and why the records are relevant to your intended purpose.

Submit the original and two copies of forms JV-575, and JV-580 to the court. You may do this in person at the Juvenile Court Clerk’s Office, 2500 Fairmont Drive, Suite 3013, San Leandro CA 94578 on the 3rd Floor of the Juvenile Justice Center. You may mail your request to the address mentioned herewith.

The court will contact you by mail or phone as to the status of your request within ten to twelve weeks. The court may either deny or grant your request or ask for additional information. In some cases, the court may set your request for a hearing. If your request is granted, you will receive a certified copy of the order in the mail with instructions. Take the order to the policy agency and a valid identification card with you to obtain your copy of the police report.

Was this helpful?

This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.