Skip to main content
Skip to main content.

Ủy Thác

Chuyển Giao Tài Sản khi Qua Đời và Cách Lập Kế Hoạch cho Tuổi Già

Thông Tin và Những Câu Hỏi Thường Gặp (Frequently Asked Question, FAQ)

Trong phần này, quý vị có thể tìm thông tin và câu trả lời cho các câu hỏi sau: 

Ủy thác là khi một người (người được ủy thác) nắm giữ quyền sở hữu tài sản vì lợi ích của một người khác (người thụ hưởng).

Một người được gọi là người chuyển nhượng tài sản (hay người ủy thác) là người lập quỹ ủy thác và đưa tài sản vào quỹ ủy thác đó.

Người chuyển nhượng tài sản, người được ủy thác và người thụ hưởng có thể là những người khác nhau. Nhưng một người duy nhất có thể là người chuyển nhượng tài sản, người được ủy thác và người thụ hưởng.

Ví dụ, một người có thể lập một quỹ ủy thác và đưa tài sản vào quỹ ủy thác đó, tự coi mình là người được ủy thác và sử dụng tài sản đó vì lợi ích của chính mình. Trong trường hợp này, người đó sẽ đồng thời là người chuyển nhượng tài sản, người được ủy thác và người thụ hưởng.

Người được ủy thác là người (hoặc những người) có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản trong quỹ ủy thác. Công việc của người được ủy thác là quản lý tài sản trong quỹ ủy thác vì lợi ích của những người thụ hưởng theo cách mà người chuyển nhượng tài sản đã yêu cầu.

Người được ủy thác có tất cả các quyền hạn được liệt kê trong chứng từ ủy thác, trừ khi các quyền hạn đó mâu thuẫn với luật pháp của California hoặc trừ khi có lệnh của tòa án quy định khác. Người được ủy thác phải thu gom, giữ gìn và bảo vệ tài sản ủy thác.

Để làm điều này, người được ủy thác có thể:
  • sửa chữa ở mức chấp nhận được,
  • mua bảo hiểm cho tài sản,
  • bán tài sản,
  • đầu tư thận trọng,
  • thanh toán một số hóa đơn và chi phí hành chính nhất định và
  • thực hiện phân phối và chi trả cho những người thụ hưởng theo chứng từ ủy thác.

Để biết thêm về luật liên quan đến quyền hạn của Người Được Ủy Thác, hãy đọc Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc, Phần 16200 - 16203 và 16220 - 16249.

 

Luật pháp quy định người được ủy thác phải:

  • Thực hiện các nhiệm vụ theo chứng từ ủy thác miễn là việc đó hợp pháp;
  • Chỉ làm những điều có lợi cho những người thụ hưởng;
  • Không thiên vị người thụ hưởng này hơn người thụ hưởng khác;
  • Tránh xung đột lợi ích với những người thụ hưởng
  • Tuyệt đối không sử dụng tài sản ủy thác hoặc quyền hạn của người được ủy thác để phục vụ lợi ích cá nhân, trừ khi được cho phép theo chứng từ ủy thác;
  • Giữ tài sản ủy thác tách biệt với tài sản thuộc sở hữu của bất kỳ người nào khác;
  • Không giao phó cho người khác bất cứ công việc nào mà họ có thể làm ở mức chấp nhận được. Nếu người được ủy thác phải giao phó một số nhiệm vụ, người được ủy thác phải giám sát các nhiệm vụ được giao;
  • Quản lý và đầu tư tài sản ủy thác một cách cẩn trọng và có kỹ năng để bảo vệ quỹ ủy thác;
  • Đa dạng hóa các khoản đầu tư trừ khi việc đó có vẻ không phải là một ý kiến hay;
  • Lưu giữ hồ sơ chi tiết và báo cáo định kỳ cho những người thụ hưởng theo quy định của luật pháp California. Xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 16060 - 16064 và Phần 1060 -1064);
  • Phân phối thu nhập theo quy định trong Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 16320 -16375.

Khi người chuyển nhượng tài sản qua đời, người được ủy thác có các nhiệm vụ khác:

Thông báo cho những người thụ hưởng và người thừa kế: Nếu ủy thác là không thể hủy ngang khi người chuyển nhượng tài sản qua đời, người được ủy thác có 60 ngày sau khi trở thành người được ủy thác hoặc 60 ngày sau khi người chuyển nhượng tài sản qua đời, tùy thời điểm nào đến sau, để gửi văn bản thông báo cho tất cả những người thụ hưởng tài sản ủy thác và cho từng người thừa kế của người quá cố. Thông báo phải cung cấp những thông tin sau:

  • Tên của người chuyển nhượng tài sản và ngày ký kết quỹ ủy thác;
  • Tên, địa chỉ và số điện thoại của từng người được ủy thác của quỹ ủy thác;
  • Địa chỉ nơi việc quản lý quỹ ủy thác sẽ diễn ra;
  • Bất kỳ thông tin nào mà chứng từ ủy thác cần có;
  • Những người thụ hưởng có thể yêu cầu một bản sao hoàn chỉnh của chứng từ ủy thác; và
  • Những người thụ hưởng đó có thời hạn tối đa 120 ngày sau khi nhận được thông báo để khởi kiện phản đối nội dung ủy thác hoặc 60 ngày sau khi nhận được bản sao chứng từ ủy thác qua đường bưu điện hoặc được tống đạt đến người nhận, tùy theo thời điểm nào đến sau.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 16061.7 của California.

Thông báo cho Văn Phòng Thẩm Định: Nếu tài sản ủy thác bao gồm bất động sản ở California, người được ủy thác phải gửi văn bản thông báo cho Văn Phòng Thẩm Định của quận nơi có từng lô đất bất động sản.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Bộ Luật về Doanh Thu và Thuế California Phần 480(b).

Kiểm kê và thẩm định giá: Nếu không có người thi hành di chúc do tòa án chỉ định đối với tài sản của người chuyển nhượng tài sản đã qua đời thì trong hầu hết các trường hợp, người được ủy thác phải kiểm kê và thẩm định giá tất cả tài sản của người chuyển nhượng tài sản tính từ ngày qua đời (dù tài sản có còn trong quỹ ủy thác hay không). Người được ủy thác thực hiện việc này để xem có cần phải nộp tờ khai thuế bất động sản của liên bang và tiểu bang hay không. Nếu có, người được ủy thác sẽ nộp đơn cho Sở Thuế Vụ để biết số ID thuế mới cho quỹ ủy thác và đảm bảo đã nộp các tờ khai thuế và mọi khoản thuế còn nợ sẽ được thanh toán trong vòng 9 tháng kể từ khi người chuyển nhượng tài sản qua đời.

Nếu người chuyển nhượng tài sản đang hành động với tư cách là người được ủy thác của quỹ ủy thác của chính mình thì người được ủy thác mới (được gọi là “người được ủy thác kế nhiệm”) cũng sẽ ký vào Biên Bản Chấp Nhận Quyền Được Ủy Thác.

Tuân theo chỉ thị trong chứng từ ủy thác: Người được ủy thác cũng phải làm bất cứ điều gì được chỉ thị trong chứng từ ủy thác. Thông thường, chứng từ ủy thác cho biết người được ủy thác kế nhiệm sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí tang lễ của người chuyển nhượng tài sản, các khoản nợ chưa thanh toán của người chuyển nhượng tài sản (như chi phí y tế và hóa đơn thẻ tín dụng gần đây), sau đó phân phối phần tài sản còn lại cho những người thụ hưởng tài sản ủy thác. 

Đôi khi, những người thụ hưởng có quyền nhận phần lớn hoặc tất cả tài sản thừa kế của họ thông qua quỹ ủy thác trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi người chuyển nhượng tài sản qua đời. Trong các trường hợp khác, người được ủy thác có thể trì hoãn việc phân phối tài sản để:

  • Bán tài sản để thanh toán các hóa đơn hoặc các khoản thuế cuối cùng của người chuyển nhượng tài sản,
  • Tính toán việc phân phối tài sản theo yêu cầu trong chứng từ ủy thác hoặc
  • Xác định xem có các khoản nợ hoặc thuế khác cần phải trả vào một ngày nào đó không.

Một số chứng từ ủy thác quy định người được ủy thác không thể phân phối tài sản trong một số năm nhất định hoặc cho đến khi người nào đó khác qua đời. Trong những trường hợp này, người được ủy thác có trách nhiệm phải đầu tư tài sản trong quỹ ủy thác, có thể là phân phối định kỳ cho những người thụ hưởng, cho đến khi phân phối hết tất cả tài sản trong quỹ ủy thác. 

Người thụ hưởng tài sản ủy thác là người có quyền, theo các điều khoản ủy thác, ở hiện tại hoặc trong tương lai yêu cầu người được ủy thác trả tiền mặt hoặc tài sản ủy thác khác cho mình. Đó là một trong những người là lý do thiết lập quỹ ủy thác.

Trừ khi người nào đó khác có khả năng hủy ngang ủy thác (chẳng hạn như ủy thác lúc sinh thời có thể hủy ngang trong thời gian người chuyển nhượng tài sản vẫn còn sống), thì người thụ hưởng có các quyền sau đây, ngoài bất kỳ quyền nào được liệt kê trong chứng từ ủy thác:

  • Quyền nhận được thông báo về sự tồn tại của chứng từ ủy thác.
  • Quyền nhận một bản sao của chứng từ ủy thác.
  • Quyền nhận các bản kê khai ủy thác và thông tin về lợi ích của người thụ hưởng trong quỹ ủy thác.
  • Quyền thực thi các điều khoản của ủy thác và buộc người được ủy thác phải chịu trách nhiệm giải trình về bất kỳ hành vi sai trái hoặc thiếu sót nào ảnh hưởng đến lợi ích của người thụ hưởng đó.

Trừ khi ủy thác đã bị hủy ngang một cách hợp pháp, thì ủy thác thường chỉ chấm dứt vào thời điểm chứng từ ủy thác quy định ủy thác sẽ chấm dứt. Ủy thác thường chấm dứt khi người chuyển nhượng tài sản qua đời hoặc khi một trong những người thụ hưởng qua đời. Tuy nhiên, đôi khi ủy thác sẽ chấm dứt sau một khoảng thời gian nhất định hoặc sau khi một sự kiện nhất định diễn ra, chẳng hạn như khi người thụ hưởng kết hôn hoặc đến một độ tuổi nhất định. Nhưng còn có những lý do khác nữa khiến ủy thác có thể chấm dứt. Dưới đây là một số lý do:

  • Hết thời hạn ủy thác,
  • Đã hoàn thành mục đích ủy thác,
  • Mục đích ủy thác trở thành bất hợp pháp,
  • Mục đích ủy thác trở nên không thể hoàn thành được hoặc
  • Ủy thác bị hủy ngang.

Nếu ủy thác chấm dứt, người được ủy thác sẽ tiếp tục hành động với tư cách người được ủy thác cho đến khi người đó hoàn thành các nhiệm vụ trong ủy thác.

Trừ khi người chuyển nhượng tài sản lập quỹ ủy thác không thể hủy ngang, thì người chuyển nhượng tài sản có thể hủy bỏ hoặc thay đổi ủy thác. Ngay cả khi không thể hủy ngang quỹ ủy thác nhưng vẫn có thể thay đổi ủy thác đó trong một trong các trường hợp sau:

Luật pháp quy định rằng nếu tất cả những người thụ hưởng đều chấp thuận, họ có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án thay đổi hoặc chấm dứt ủy thác.

Tòa Án sẽ xem xét:

  • xem có phải tiếp tục duy trì ủy thác để thực hiện mục đích của ủy thác hay không
  • xem lý do thay đổi hoặc chấm dứt ủy thác có quan trọng hơn lợi ích trong việc thực hiện mục đích ủy thác hay không
Nếu người chuyển nhượng tài sản và tất cả những người thụ hưởng đều chấp thuận

Luật pháp quy định nếu người chuyển nhượng tài sản và tất cả những người thụ hưởng đều chấp thuận, họ có thể thay đổi hoặc chấm dứt ủy thác.

Nếu có bất kỳ người thụ hưởng nào không chấp thuận thay đổi hay chấm dứt ủy thác

thì những người thụ hưởng còn lại, với sự chấp thuận của người chuyển nhượng tài sản, có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án thay đổi một phần hoặc chấm dứt ủy thác miễn là không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của những người thụ hưởng không chấp thuận.

Nếu ủy thác có giá trị vốn gốc quá thấp

Nếu Tòa Án quyết định việc quản lý quỹ ủy thác sẽ tốn nhiều chi phí hơn giá trị của quỹ ủy thác, người thụ hưởng hoặc người được ủy thác có thể yêu cầu Tòa Án chấm dứt hoặc thay đổi ủy thác hoặc chỉ định một người được ủy thác mới.

Nếu vốn gốc của ủy thác có giá trị từ $20,000 trở xuống, người được ủy thác có thể chấm dứt ủy thác.

Thay đổi hoặc chấm dứt ủy thác nếu hoàn cảnh thay đổi

Luật pháp quy định rằng Tòa Án có thể thay đổi hoặc chấm dứt ủy thác nếu hoàn cảnh đã thay đổi và việc tiếp tục ủy thác có thể sẽ hủy bỏ hoặc làm giảm hiệu lực ủy thác.

 

Người được ủy thác phải duy trì cập nhật thông tin cho những người thụ hưởng về ủy thác và việc quản lý quỹ ủy thác. Nếu quý vị đưa ra yêu cầu hợp lý về thông tin, người được ủy thác phải cung cấp cho quý vị báo cáo về tài sản, nợ phải trả, biên nhận và giải ngân của ủy thác, những việc người được ủy thác đã thực hiện, số tiền đã trả cho người được ủy thác, bất kỳ đại diện nào được người được ủy thác thuê, mối quan hệ của họ với người được ủy thác và bất kỳ khoản thanh toán nào họ nhận được cũng như thông tin về lợi ích của quý vị, bao gồm cả bản sao của chứng từ ủy thác.

Nếu quý vị khước từ (từ bỏ) quyền nhận thông tin của mình, quý vị có thể rút lại sự khước từ của mình bằng văn bản và nhận báo cáo mới nhất cũng như tất cả các báo cáo trong tương lai. Nếu đã qua 60 ngày trở lên kể từ khi quý vị yêu cầu gửi văn bản báo cáo hoặc 6 tháng kể từ khi quý vị yêu cầu bằng miệng mà người được ủy thác vẫn chưa gửi báo cáo cho quý vị, quý vị có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án yêu cầu người được ủy thác nộp báo cáo. Ngay cả khi chính chứng từ ủy thác quy định rằng người được ủy thác không cần phải gửi báo cáo cho quý vị thì Tòa Án vẫn có thể yêu cầu người được ủy thác gửi báo cáo cho quý vị nếu quý vị cho thấy rằng người được ủy thác có thể đã vi phạm nghĩa vụ của mình.

Nếu ủy thác là có thể hủy ngang hoặc nếu quý vị gửi văn bản khước từ quyền nhận báo cáo hay nếu người được ủy thác và người thụ hưởng là cùng một người, người được ủy thác không cần phải cung cấp thông tin trừ khi chứng từ ủy thác quy định họ phải làm vậy.

Tòa Án có thể loại bỏ người được ủy thác và yêu cầu người được ủy thác thanh toán cho những người thụ hưởng để bồi thường cho bất kỳ tổn thất nào đối với quỹ ủy thác. Đôi khi Tòa Án sẽ loại bỏ người được ủy thác hoặc đình chỉ quyền hạn của người được ủy thác trong thời gian vụ việc đang chờ giải quyết nếu có lý do để tin rằng lợi ích của người thụ hưởng đang gặp nguy hại.

Một số chứng từ ủy thác quy định người được ủy thác sẽ chỉ chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi sai trái cố ý hoặc sơ suất gây thiệt hại trầm trọng. Tuy nhiên, luật pháp California nghiêm ngặt hơn và Tòa Án có thể loại bỏ người được ủy thác vì bất kỳ lý do nào sau đây:

  • Vi phạm ủy thác;
  • Người được ủy thác có nhiều nợ hơn tài sản hoặc không đủ khả năng để hành động với tư cách người được ủy thác;
  • Không thể quản lý ủy thác vì những người cùng được ủy thác thù địch nhau hoặc thiếu hợp tác;
  • Người được ủy thác không muốn trở thành người được ủy thác;
  • Khoản thanh toán của người được ủy thác là quá mức;
  • Luật pháp quy định một số người phải bị truất quyền hành động với tư cách người được ủy thác duy nhất.

Người thụ hưởng có 3 năm kể từ ngày nhận được báo cáo của người được ủy thác để yêu cầu Tòa Án loại bỏ người được ủy thác. 

Có. Nếu một người được ủy thác muốn từ bỏ vai trò, người đó có thể làm vậy:

  • Như đã giải thích trong chứng từ ủy thác;
  • Bằng cách yêu cầu sự chấp thuận từ người có quyền hạn hủy ngang ủy thác nếu ủy thác là có thể hủy ngang;
  • Bằng cách tham khảo ý kiến của tất cả những người thụ hưởng là người lớn nếu ủy thác là không thể hủy ngang; hoặc
  • Bằng cách nhận được lệnh của Tòa Án sau khi nộp đơn kiến nghị Tòa Án cho phép từ bỏ vai trò.

Trừ khi người thụ hưởng nói rằng họ không muốn, thì người được ủy thác phải gửi bản kê khai tất cả các giao dịch ủy thác khi người đó đang hành động với tư cách là người được ủy thác.

Nếu một người được ủy thác qua đời hoặc từ bỏ vai trò, được bảo vệ hoặc bị tòa án tuyên bố là “không đủ năng lực” hoặc nộp đơn phá sản, thì người được ủy thác không còn có thể hành động với tư cách người được ủy thác nữa và phải được thay thế.

Một số ủy thác có từ 2 người được cùng ủy thác trở lên và chứng từ ủy thác có thể quy định rằng người cùng được ủy thác còn lại sẽ là người được ủy thác duy nhất hoặc có thể quy định cách chỉ định một người được ủy thác mới.

Nếu không chỉ định được ai vào vai trò khuyết này thì một công ty ủy thác có thể đồng ý giữ vai trò đó nếu tất cả những người thụ hưởng là người lớn đều đồng ý. Nếu như vậy cũng không được thì bất kỳ người nào có đóng góp về tài chính trong quỹ ủy thác hay bất kỳ người nào được chỉ định là người được ủy thác đều có thể nộp đơn kiến nghị chỉ định một người được ủy thác. Bất kỳ người thụ hưởng nào từ 14 tuổi trở lên đều có thể đề cử một người được ủy thác, ngay cả khi trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không đủ tiêu chuẩn hợp pháp để làm người được ủy thác.

Không thể chỉ định người giám hộ công cộng làm người được ủy thác của bất kỳ quỹ ủy thác nào trừ khi Tòa Án nhận thấy rằng không có người nào khác đủ tiêu chuẩn sẵn sàng làm người được ủy thác.

Nếu quý vị có quyền tiếp cận hợp pháp với các hồ sơ và giấy tờ của người đó thì hãy xem qua các tài liệu đó để xem có chứng từ ủy thác nào hay trích dẫn nào đến một quỹ ủy thác hay không. Tìm các bản sao của chứng thư, bản sao kê tài khoản ngân hàng hoặc chứng khoán nêu tên quỹ ủy thác là chủ sở hữu hoặc Di Chúc có đề cập đến một quỹ ủy thác. Ngoài ra, hãy tìm các giấy tờ có tên một luật sư và gọi cho luật sư đó để xem liệu người đó có giữ bất kỳ hồ sơ ủy thác nào không.

Quý vị cũng có thể đến Văn Phòng Lục Sự Quận hoặc liên hệ với Văn Phòng Thẩm Định Quận để xem giấy chủ quyền trên bất động sản do người đó sở hữu để xem liệu bất động sản đó có được giữ dưới danh nghĩa quỹ ủy thác hay không. Nhấp vào đây để xem trang web của Văn Phòng Thẩm Định: www.acgov.org/assessor/index.htm.

Để biết liệu ngôi nhà hoặc bất động sản khác của người nào đó có được ủy thác hay không, xin đến văn phòng Lục Sự Quận hoặc liên hệ với Cơ Quan Dịch Vụ Công của Văn Phòng Thẩm Định Quận theo số (510) 272-3787.

Việc truy vết quyền sở hữu tài khoản ngân hàng, tài khoản môi giới và tài sản cá nhân vốn không dễ dàng. Chỉ chủ sở hữu mới có quyền lấy bản sao của các bản sao kê từ ngân hàng hoặc tổ chức khác.

Nếu một người chuyển nhượng tài sản đã liệt kê tài sản theo lịch trình khi họ lập quỹ ủy thác (thể hiện ý định đặt tài sản vào quỹ ủy thác) nhưng qua đời mà chưa thay đổi quyền sở hữu tài sản đó, người được ủy thác có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án bổ sung tài sản đó vào quỹ ủy thác.

Để biết thêm thông tin, hãy đọc Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 17200

.

Có. Tuy nhiên, trước tiên hãy đọc kỹ chứng từ ủy thác và trao đổi với một luật sư có kinh nghiệm về ủy thác. Nếu quý vị phản đối một quỹ ủy thác và thất bại, quý vị có thể mất quyền nhận tài sản từ quỹ ủy thác đó.

Dưới đây là những lý do phổ biến cho việc phản đối quỹ ủy thác:
  • Quý vị tin rằng người chuyển nhượng tài sản đã bị áp lực trong việc lập hoặc ký kết lập quỹ ủy thác.
  • Quý vị cho rằng người chuyển nhượng tài sản không đủ năng lực khi người đó đã ký kết lập quỹ ủy thác.
  • Người (không phải người chuyển nhượng tài sản) đã giúp thiết lập quỹ ủy thác sẽ được hưởng lợi từ quỹ ủy thác.

Nếu chứng từ ủy thác quy định rằng không thể chuyển nhượng phần thu nhập hoặc phần vốn gốc ủy thác của một người thụ hưởng (điều khoản về người chi tiêu hoang phí), quý vị không thể thu tiền còn nợ cho đến khi thu nhập hoặc tiền vốn gốc đã thực sự được trả cho người thụ hưởng. Tuy nhiên, quý vị có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án yêu cầu người được ủy thác thanh toán cho quý vị từ tài sản ủy thác dành cho người thụ hưởng.

Xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 15300 và các trang mục tiếp theo.

Nếu người chuyển nhượng tài sản nợ quý vị tiền và người chuyển nhượng tài sản có quyền hủy ngang toàn bộ hoặc một phần ủy thác, quý vị có thể khiếu nại đòi bồi thường về tài sản ủy thác đó trong thời gian người chuyển nhượng tài sản còn sống.

Trong một số trường hợp, quý vị có thể khiếu nại đòi người chuyển nhượng tài sản bồi thường số tiền tối đa mà người chuyển nhượng tài sản có thể chi trả theo các điều khoản của ủy thác, tối đa là toàn bộ tài sản do người chuyển nhượng tài sản đóng góp cho quỹ ủy thác.

Xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 18200.

Nếu người chuyển nhượng tài sản đã qua đời của một ủy thác có thể hủy ngang nợ quý vị tiền và không có đủ tiền trong tài sản theo di chúc đã chứng thực để thanh toán các yêu cầu bồi thường của quý vị, quý vị phải khiếu nại đòi bồi thường về tài sản theo di chúc đã chứng thực đó.

Nếu quý vị thắng kiện, yêu cầu bồi thường của quý vị sẽ được thanh toán từ tài sản trong quỹ ủy thác.

Nếu Tòa Án không thấy có đơn xin chứng thực di chúc nào được nộp và người được ủy thác chưa nộp Thông Báo Đến Các Chủ Nợ cho tòa án và công bố thông báo đó, quý vị có thể tự mình nộp đơn xin mở tài sản theo di chúc đã chứng thực và nộp yêu cầu bồi thường của quý vị tại Tòa Án Chứng Thực Di Chúc.

Nếu người được ủy thác đã nộp và công bố Thông Báo Đến Các Chủ Nợ và gửi một bản sao của Thông Báo cho các chủ nợ mà người được ủy thác biết hoặc cần biết, quý vị phải nộp yêu cầu bồi thường lên tòa án trong vòng 4 tháng sau khi công bố Thông Báo hoặc trong vòng 30 ngày sau khi Thông Báo được gửi qua đường bưu điện hoặc giao trực tiếp đến quý vị, tùy theo thời điểm nào tới sau.

Ngoài ra, hãy gửi qua đường bưu điện một bản sao yêu cầu bồi thường của quý vị đến người được ủy thác. Nếu người được ủy thác từ chối yêu cầu bồi thường của quý vị, quý vị sẽ phải nộp đơn kiện người được ủy thác để lấy tiền của mình. Có giới hạn thời gian cho việc nộp đơn của quý vị. Xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 19255.

Người được ủy thác có quyền cho phép hoặc từ chối yêu cầu bồi thường của quý vị. Sau khi kết thúc thời gian nộp đơn yêu cầu bồi thường, người được ủy thác có thể nộp đơn kiến nghị Tòa Án cho phép thỏa hiệp, giải quyết các yêu cầu bồi thường chưa bị từ chối hoặc phân bổ các yêu cầu bồi thường nếu có từ hai quỹ ủy thác trở lên chịu trách nhiệm thanh toán yêu cầu bồi thường.

Nếu quý vị không nộp đơn yêu cầu bồi thường trong thời gian nộp đơn yêu cầu bồi thường hoặc không phản đối đơn kiến nghị chấp thuận yêu cầu bồi thường của người được ủy thác, quý vị sẽ không được phép thực hiện thêm bất kỳ hành động nào để đòi nợ. Lệnh của Tòa Án sẽ có hiệu lực pháp lý đối với tất cả những người yêu cầu bồi thường và những người thụ hưởng đã có thông báo về kiến nghị.

 

Luật pháp quy định rằng trừ khi ủy thác là có thể hủy ngang, thì người được ủy thác hoặc người thụ hưởng có thể kiến nghị với Tòa Án về các công việc nội bộ của ủy thác hoặc hỏi xem ủy thác có tồn tại hay không.

Việc kiến nghị Tòa Án vốn rất phức tạp. Trao đổi với một luật sư có bằng cấp trước khi nộp đơn kiến nghị.

Đơn kiến nghị của quý vị có thể yêu cầu Tòa Án thực hiện nhiều việc, bao gồm:

  • Xác định hiệu lực pháp lý của các điều khoản của ủy thác.
  • Xác định danh tính những người thụ hưởng và xác định ai nhận được tài sản và thời điểm họ nhận được tài sản nếu ủy thác không nêu rõ thông tin đó.
  • Thanh toán các khoản nợ và xem xét các hành động của người được ủy thác.
  • Yêu cầu người được ủy thác làm điều gì đó, chẳng hạn như báo cáo về quỹ ủy thác hoặc sổ sách kế toán cho người thụ hưởng.
  • Trao quyền hạn cho người được ủy thác.
  • Định rõ hoặc xem xét khoản thanh toán của người được ủy thác.
  • Chỉ định hoặc loại bỏ một người được ủy thác hoặc chấp nhận sự từ bỏ vai trò của người được ủy thác.
  • Yêu cầu người được ủy thác trả tiền cho những tổn thất đối với quỹ ủy thác hoặc người thụ hưởng mà do lỗi của người được ủy thác.
  • Chấp thuận hoặc chỉ thị một sự thay đổi về ủy thác hoặc chấm dứt ủy thác.
  • Chấp thuận hoặc chỉ thị kết hợp hoặc phân chia các quỹ ủy thác.
  • Thay đổi ủy thác để khiến tài sản của người quá cố đủ tiêu chuẩn để được khấu trừ thuế tài sản từ thiện theo luật liên bang.
  • Cho phép chuyển nhượng một quỹ ủy thác hay tài sản ủy thác đến hoặc từ một người khác hoặc quốc gia khác.
  • Chuyển nhượng trực tiếp ủy thác theo di chúc từ quận này sang quận khác.
  • Chấp thuận việc kết thúc sự giám sát của tòa án đối với ủy thác theo di chúc.
  • Xác định tính hợp lý của việc thanh toán các dịch vụ pháp lý.

 

Quý vị cũng có thể kiến nghị Tòa Án vì những lý do khác. Để biết thêm thông tin, hãy đọc Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 17200 của California.

Luật pháp quy định người được ủy thác hoặc bất kỳ người nào quan tâm đều có thể nộp đơn kiến nghị nếu:

  • Người được ủy thác có hoặc nắm giữ quyền sở hữu đối với bất động sản hoặc tài sản cá nhân và một người khác khiếu nại đòi bồi thường về toàn bộ hoặc một phần tài sản đó.
  • Một người khác có hoặc nắm giữ quyền sở hữu đối với bất động sản hoặc tài sản cá nhân và người được ủy thác khiếu nại đòi bồi thường về toàn bộ hoặc một phần tài sản đó.
  • Một chủ nợ của người chuyển nhượng tài sản khiếu nại đòi bồi thường về quỹ ủy thác.

Xem Bộ Luật Chứng Thực Di Chúc Phần 17200.1 và Phần 850 của California.

 

Was this helpful?

This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.